Năm 2024, Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Triệu Phong (Quảng Trị) đã giải ngân hơn 209 tỷ đồng cho các hộ khó khăn phát triển kinh tế. Ảnh: Nguyên Linh/TTXVN
Điểm tựa của đồng bào vùng cao
Với mục tiêu “không để ai bị bỏ lại phía sau” trên hành trình giảm nghèo, trong những năm qua, nguồn vốn tín dụng cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo đã trở thành “bà đỡ” giúp nhiều hộ dân của huyện miền núi Đakrông, Hướng Hóa vươn lên thoát nghèo.
Gia đình bà Hồ Thị Tâm, thôn Đồng Đơn, xã Mò Ó, huyện Đakrông là một trong những hộ đồng bào dân tộc thiểu số được vay vốn ưu đãi của Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Đakrông để cho con gái đi làm việc ở nước ngoài. Từ nguồn vốn vay ưu đãi cho hộ nghèo, năm 2023, bà Tâm trang trải chi phí cho con đi Nhật Bản lao động theo hợp đồng, đồng thời đầu tư trồng 3 ha cây tràm. Từ chỗ là hộ nghèo, cuối năm 2024, gia đình đã thoát nghèo, mỗi tháng con gái gửi về cho bà khoảng 15 triệu đồng để trả nợ và tái đầu tư vào trồng rừng, nuôi hai con ăn học.
Đầu năm 2023, chị Hồ Thị Yên, ở xã A Ngo, huyện Đakrông vay 90 triệu đồng từ nguồn vốn ưu đãi cho hộ nghèo để chồng đi làm việc ở nước ngoài. Nhờ nguồn vốn ưu đãi, chồng chị Yên đi lao động ở Nhật Bản, hàng tháng gửi tiền về nên gia đình có điều kiện sửa chữa được nhà ở, trả nợ ngân hàng và nuôi các con ăn học. Cuối năm 2024, gia đình đã thoát nghèo. Tương tự, hộ gia đình chị Hồ Thị Ngực, ở xã Tà Rụt cũng vừa thoát nghèo nhờ sử dụng hiệu quả 90 triệu đồng từ nguồn vốn vay ưu đãi để trả chi phí cho chồng đi Nhật Bản làm việc theo hợp đồng.
Trước đây, hoàn cảnh gia đình anh Hồ Văn Thi, ở thôn KLu, xã Đakrông, huyện Đakrông đặc biệt khó khăn. Nhờ tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính sách, gia đình đã vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống. Anh Thi cho biết, gia đình được ngân hàng chính sách huyện cho vay vốn ưu đãi, lần đầu là 30 triệu đồng; sau lên 50 triệu đồng và gần đây nhất là 80 triệu đồng vào năm 2023. Có tiền, gia đình đầu tư trồng 2 ha tràm và mua 2 con bò về nuôi. Sau một thời gian chăm sóc, Go 88 nét hiện 2 ha rừng tràm phát triển tốt; bò đã tăng lên thành 6 con.
Tính đến nay, tải game bài tiến lên toàn tỉnh Quảng Trị có 15.000 lượt hộ dân tộc thiểu số được tiếp cận vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách Xã hội. Chương trình tín dụng ưu đãi đã giúp các hộ khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Đakrông,go88 hit Hướng Hóa có điều kiện đầu tư vào sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi, sửa chữa nhà ở, công trình nước sạch, vệ sinh môi trường, hỗ trợ kinh phí học tập, đi lao động ở nước ngoài... Qua đó, góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống, làm chuyển biến nhận thức, cách thức làm ăn cho hàng chục nghìn lượt hộ đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo; đời sống được nâng lên, diện mạo vùng dân tộc thiểu số và miền núi dần thay đổi.
Anh Hoàng Đình Hoàng, thôn Kiên Phước,tool hack tài xỉu sunwin xã Triệu Ái, huyện Triệu Phong (Quảng Trị) được vay vốn ưu đãi dành cho hộ cận nghèo để phát triển chăn nuôi.
Ông Ngô Văn Bảo, Giám đốc Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Đakrông cho biết, năm 2024 đơn vị giải ngân 128 tỷ đồng cho 2.721 khách hàng vay vốn, với 10 chương trình tín dụng chính sách. Đến nay, dư nợ trên địa bàn huyện Đakrông hơn 563 tỷ đồng (tăng 51,5 tỷ đồng so với năm 2023), tỷ lệ tăng trưởng đạt 10%. Tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận nguồn vốn ưu đãi, ngân hàng đã về tận các thôn, bản trên địa bàn để tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về tín dụng chính sách xã hội. Qua đó, giúp người dân được tiếp cận, nắm bắt, mạnh dạn vay vốn để sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế, thoát nghèo bền vững.
Hơn 30.000 hộ khó khăn được tiếp cận nguồn vốn
Năm 2024, Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Triệu Phong đã đồng hành, ưu tiên chương trình vốn vay hỗ trợ các xã trên địa bàn để huyện Triệu Phong được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.
Ông Lê Ngọc Hải, Giám đốc Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Triệu Phong cho biết, nhằm tạo thêm nguồn lực, giúp sức cho các xã thực hiện các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới, cán bộ phòng giao dịch đã phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác đẩy mạnh tuyên truyền về nguồn vốn cho vay; ưu tiên các chương trình vốn vay hỗ trợ các xã trên địa bàn hoàn thiện và nâng cao các tiêu chí nông thôn mới như: nhà ở, giảm nghèo, việc làm và vệ sinh môi trường... góp phần vào nguồn lực giúp huyện được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới năm 2024. Đến cuối năm 2024, tổng dư nợ các chương trình tín dụng ưu đãi đang triển khai tại Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội Triệu Phong trên 628 tỷ đồng, với 11.521 hộ nghèo và đối tượng chính sách đang còn dư nợ.Bà Trần Đức Xuân Hương - Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh Quảng Trị cho biết, năm 2024 nguồn vốn tín dụng chính sách đã giúp cho hơn 30.000 khách hàng là hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn được vay vốn với tổng số tiền hơn 1.700 tỷ đồng; tổng dư nợ hơn 5.286 tỷ đồng (với hơn 76.500 khách hàng còn dự nợ), tốc độ tăng trưởng đạt 10,9%.
Anh Hoàng Đình Hoàng, thôn Kiên Phước, xã Triệu Ái, huyện Triệu Phong (Quảng Trị) được vay vốn ưu đãi dành cho hộ cận nghèo để phát triển chăn nuôi.
Nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội đã góp phần giúp 75/101 xã ở tỉnh Quảng Trị được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới; 16 xã đạt chuẩn thôn thôn mới nâng cao; 3 huyện đạt chuẩn nông thôn mới. Năm 2024, nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội đã hỗ trợ, đầu tư sản xuất kinh doanh, tạo việc làm cho hơn 9.700 hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo được vay vốn; tạo việc làm mới cho 4.172 lao động tại địa phương; 56 lao động được vay vốn đi xuất khẩu lao động.
Đồng thời, hơn 1.300 học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn để học tập; gần 24.000 nghìn hộ dân tại vùng đặc biệt khó khăn tiếp cận nguồn vốn ưu đãi; 135 hộ dân được vay vốn để xây mới và sửa chữa nhà ở; 84 người chấp hành xong án phạt tù được vay vốn sản xuất kinh doanh, ổn định cuộc sống.
Qua thực tiễn triển khai, nhiều đối tượng chính sách nhờ nguồn vốn vay tín dụng chính sách để phát triển sản xuất, kinh doanh mà vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống, qua đó đã thể hiện được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với các chính sách dân tộc.
Tuy nhiên, theo bà Hương, khó khăn hiện nay là nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác sang cho ngân hàng chưa đảm bảo theo các mục tiêu của chiến lược phát triển Ngân hàng Chính sách xã hội đến năm 2030, tỷ trọng vốn ủy thác mới chỉ chiếm 4,1% tổng nguồn vốn. Do đó, rất khó mở rộng đối tượng được vay vốn ưu đãi từ tín dụng chính sách xã hội.