Bức "Chân dung Bác sĩ Gachet". Ảnh: apollo-magazine.com
Khi chiếc búa gõ xuống tại nhà đấu giá Christie’s ở Manhattan (Mỹ) vào ngày 15/5/1990, một bức tranh của Van Gogh mang tên “Portrait of Dr. Gachet” (Chân dung Bác sĩ Gachet), đã lập kỷ lục tại thời điểm đó về tác phẩm nghệ thuật đắt nhất từng được bán đấu giá. Một đại gia ngành giấy người Nhật Bản đã mua kiệt tác này với giá 82,5 triệu USD.
Được vẽ trong khu vườn của bác sĩ riêng của Van Gogh vào tháng 6/1890, bức tranh được hoàn thành chỉ vài tuần trước khi ông tự tử bằng súng. Như Van Gogh viết cho bạn mình là Paul Gauguin, nỗi u sầu toát ra từ chân dung của bác sĩ, thể hiện biểu cảm đau khổ của thời đại chúng ta. Được xem là một trong những kiệt tác của ông, theo nhận định của các chuyên gia, hiện nay giá trị của bức tranh có thể lên tới ít nhất 300 triệu USD.
Trong phần lớn thế kỷ 20, “Chân dung Bác sĩ Gachet” được trưng bày nổi bật tại Bảo tàng Städel ở Frankfurt và Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan ở New York, nơi một nhà sưu tập tư nhân cho mượn trước khi bán vào năm 1990.
Nhưng kể từ ngày đó tại Christie’s, bức tranh đã biến mất và vị trí của nó đã trở thành một trong những bí ẩn lớn nhất của thế giới nghệ thuật.
Các nhà tổ chức triển lãm về Van Gogh đã bất lực, không thể tìm kiếm bức tranh. Bảo tàng Städel, nơi từng trưng bày tác phẩm này, thậm chí đã tạo ra một podcast riêng để truy tìm tung tích bức tranh.
Các thám tử trong ngành nghệ thuật trong nhiều năm qua đã xác nhận một số điều: người mua Nhật Bản năm 1990 sau đó vướng vào một bê bối, bị kết tội hình sự và qua đời. Bộ sưu tập của ông bị một ngân hàng thanh lý và bức “Chân dung Bác sĩ Gachet” được bán cho một nhà tài chính người Áo,sv388bet com người này cũng sớm thấy rằng mình không đủ khả năng giữ bức tranh.
Năm 1998, 69win casino bức tranh đó của Van Gogh được bán riêng cho một bên không tiết lộ danh tính. Kể từ đó, xmen88 bet dấu vết của bức tranh hoàn toàn biến mất, ít nhất là với công chúng.
Kỳ 1: Bức chân dung u sầu
Dù thị trường nghệ thuật thường giữ bí mật và bảo vệ quyền riêng tư, nhưng vẫn có những người chuyên thu thập thông tin đáng tin cậy về quyền sở hữu các tác phẩm. Một số là đại diện nhà đấu giá, số khác là cố vấn hoặc nhà buôn nghệ thuật chuyên về một dòng tranh cụ thể.
Trong nhiều tháng, các phóng viên New York Times đã nỗ lực tìm kiếm bức “Chân dung Bác sĩ Gachet” từ các nhà đấu giá và phòng trưng bày ở New York đến một biệt thự kiểu cổ tích bên hồ Lugano,nha cai 188bet Thụy Sĩ.
Nhiều chuyên gia được hỏi đã không có manh mối nào về số phận của bức tranh. Bốn người trong giới nghệ thuật cho rằng bức tranh hiện nằm trong tay một gia đình giàu có người châu Âu. Tất cả đều có ý kiến về câu hỏi cơ bản thúc đẩy cuộc tìm kiếm này: Liệu các gia đình sưu tập có trách nhiệm chia sẻ những tác phẩm nghệ thuật mang tính biểu tượng với công chúng hay không?
Câu hỏi này càng trở nên cấp thiết khi ngày càng rõ ràng rằng hầu hết các bảo tàng không thể trả giá cao hơn các tỷ phú để mua những tác phẩm nghệ thuật vĩ đại nhất. Ít bức tranh nào minh chứng rõ hơn cho điều này như bức “Chân dung Bác sĩ Gachet”, một tác phẩm từng được trưng bày rộng rãi nhưng giờ đã biến mất trong nhà riêng hoặc kho lưu trữ của ai đó.
Đối với nhiều người trong giới nghệ thuật, một tác phẩm như vậy không chỉ là sự biểu đạt sáng tạo mà còn là một phần của giao dịch tồn tại nhờ mối quan tâm và túi tiền rủng rỉnh của các nhà sưu tập. Họ có thể hoặc không muốn chia sẻ tác phẩm của mình.
Ông Michael Findlay, chuyên gia tại Christie’s trong buổi đấu giá bức “Chân dung Bác sĩ Gachet” năm 1990, nói: “Người ta được phép sở hữu tài sản tư nhân. Bức tranh có thuộc về tất cả mọi người không? Không, nó không thuộc về tất cả mọi người”.
Nhưng sự mất mát là điều có thể cảm nhận được đối với những người như Cynthia Saltzman, tác giả cuốn sách năm 1998 “Chân dung Bác sĩ Gachet”.
Bà từng thường xuyên ngắm nhìn bức tranh tại Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan ở New York. Bà nghĩ rằng, ngay cả khi được bán cho tư nhân, bức tranh vẫn sẽ xuất hiện đâu đó, tại một triển lãm hoặc một buổi đấu giá.
Bà nói: “Tôi không nghĩ rằng bức tranh sẽ biến mất. Tôi nhớ lại những lần cuối cùng nhìn thấy bức tranh và điều đó giống như việc nghĩ đến ai đó mà mình biết đã qua đời. Bạn ước rằng bạn đã biết để có thể chú ý nhiều hơn và nhìn ngắm kỹ hơn”.
Bất kỳ ai muốn truy tìm lịch sử và nơi cất giữ bức “Chân dung Bác sĩ Gachet” cũng sẽ bắt đầu từ Auvers-sur-Oise, một ngôi làng ngoại ô Paris của Pháp. Khi Van Gogh bước xuống tàu tại đây vào ngày 20/5/1890, khung cảnh đồng quê và những ngôi nhà mái rạ đã trở thành điểm thu hút các nghệ sĩ đương thời.
Người nghệ sĩ đang khủng hoảng sâu sắc 37 tuổi này tự sát chỉ vài tuần sau đó. Nhưng ông sắp bước vào một trong những giai đoạn sáng tạo nhất, trong đó ông vẽ “Wheat Field With Crows” (Cánh đồng lúa mì quạ bay) và “The Church at Auvers” (Nhà thờ ở Auvers).
Ngày hôm đó, ông gặp Paul-Ferdinand Gachet, một bác sĩ nghiên cứu về rối loạn thần kinh. Hai người cùng có chung tình yêu nghệ thuật. Van Gogh nhanh chóng bắt tay vào vẽ tĩnh vật trong vườn của bác sĩ và chân dung của bác sĩ này.
Van Gogh không tìm cách tạo ra một bức chân dung chính xác. Máy ảnh đã có thể đảm nhận nhiệm vụ này vào thời điểm đó. Thay vào đó, ông vẽ những gì ông thấy ở bác sĩ và ở chính mình.
Van Gogh viết vào tháng 6/1890: “Tôi đã vẽ chân dung ông Gachet với một biểu cảm u sầu, điều mà những người nhìn vào có thể thấy dường như méo mó. Nhưng tôi phải vẽ như vậy để truyền tải được cảm xúc và niềm đam mê trong tâm trí chúng ta ngày nay, so với những bức chân dung yên bình ngày xưa và cả bao nỗi khát khao, tiếng gào thét”.
Van Gogh đã tặng phiên bản thứ hai của bức tranh cho bác sĩ Gachet. Hiện phiên bản này đang được trưng bày tại Bảo tàng Orsay ở Paris.
Ông Gary Tinterow, Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật Houston, nhận xét: “Đối với tôi, bức tranh thể hiện xung lực nhân văn mạnh mẽ của Vincent và khả năng yêu thương của ông”.
Đón đọc kỳ cuối: Hành trình truy tìm bế tắc