• Điểm nhấn văn hóa về đêm ở phố biển Nha Trang

    Cập Nhật:2024-12-25 16:38    Lượt Xem:140

    Điểm nhấn văn hóa về đêm ở phố biển Nha Trang

    Chú thích ảnh

    Người dân dâng lễ lên Tháp Bà Ponaga. Ảnh: TTXVN phát

    Hai chương trình này được tổ chức tại Di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia Tháp Bà Ponagar, như một cách tôn vinh vẻ đẹp huyền diệu của di tích và những nét văn hóa Chăm trong đời sống được lưu giữ cho đến ngày nay. Đây là một trong những điểm nhấn quan trọng trong phát triển kinh tế ban đêm của tỉnh Khánh Hòa.

    Hai chương trình được thực hiện dưới hình thức sân khấu hóa bán thực cảnh, tận dụng vẻ đẹp huyền bí của Tháp Bà Ponagar về đêm. Sân khấu được đặt phía sau tháp Nam, nơi cảnh sắc thiên nhiên và kiến trúc cổ kính hòa quyện tạo nên một không gian nghệ thuật sống động.

    Chương trình “Linh thiêng xứ Trầm” được tổ chức vào ngày mùng 1 âm lịch hằng tháng, trong khi “Trăng soi dáng tháp” diễn ra vào đêm Rằm (15 âm lịch). Với thời lượng từ 45 - 60 phút, hai chương trình không chỉ là nơi tái hiện những giá trị văn hóa Chăm truyền thống mà còn đưa du khách vào hành trình khám phá vẻ đẹp kỳ ảo của tháp cổ dưới ánh trăng. 

    Chú thích ảnh

    Tiết mục hát múa do Đoàn Ca múa nhạc Hải Đăng thực hiện. Ảnh: TTXVN phát

    Cả hai chương trình đều được thiết kế theo mạch câu chuyện, giúp du khách dễ dàng cảm nhận những truyền thuyết, lịch sử của vùng đất Khánh Hòa, những giá trị của di tích Tháp Bà Ponagar, cũng như nét đẹp văn hóa, con người nơi đây. Đội ngũ thuyết minh viên giới thiệu sinh động về lịch sử vùng đất Khánh Hòa, văn hóa Chăm-pa và kiến trúc đặc sắc của Tháp Bà Ponagar. Những tiết mục ca múa nhạc do Đoàn ca múa nhạc Hải Đăng và đội văn nghệ của Trung tâm Bảo tồn di tích tỉnh thể hiện, mang đến bầu không khí đậm chất truyền thống.

    Tham dự 2 chương trình, du khách còn có cơ hội tham gia vào các hoạt động trải nghiệm văn hóa Chăm như múa dân gian,INA777 BET dệt thổ cẩm, data pengeluaran 2023 chiêm ngưỡng đồ gốm của dân tộc Chăm... Ngoài ra, demo tembak ikan slot du khách được tham gia các nghi lễ truyền thống và khám phá không gian tháp cổ qua các hoạt động tương tác thú vị.

    Chú thích ảnh

    Tiết mục hát múa do Đoàn Ca múa nhạc Hải Đăng thực hiện. Ảnh: TTXVN phát

    Chị Nguyễn Hải Yến - du khách đến từ Hà Nội cho biết, daftar slot dapat saldo lần đầu tiên đến Tháp Bà Ponagar, injector spaceman bot chị thực sự choáng ngợp trước vẻ đẹp cổ kính và huyền bí của nơi này. Không chỉ là những tòa tháp trầm mặc in dấu thời gian, Tháp Bà Ponagar còn ẩn chứa trong mình một sức sống mãnh liệt của văn hóa Chăm-pa. Được thưởng thức chương trình nghệ thuật "Linh thiêng xứ Trầm" dưới hình thức bán thực cảnh quả là một trải nghiệm đáng nhớ với chị. 

    Ông Nguyễn Văn Nhuận,m f8bet Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao tỉnh Khánh Hòa, cho biết hai chương trình này là kết quả của sự phối hợp chặt chẽ giữa Trung tâm Bảo tồn di tích tỉnh, Sở Văn hóa - Thể thao tỉnh, Nhà hát Nghệ thuật Truyền thống và Đoàn ca múa nhạc Hải Đăng. Không chỉ nhằm bảo tồn di sản văn hóa mà hai chương trình còn góp phần tạo thêm sản phẩm du lịch hấp dẫn cũng như phát triển kinh tế ban đêm của địa phương.

    Chú thích ảnh

    Tháp Bà Ponagar là điểm hội tụ các giá trị truyền thống của quá trình giao lưu văn hóa Việt - Chăm trong lịch sử. Ảnh: Đặng Tuấn/TTXVN

    Tháp Bà Ponagar là quần thể kiến trúc nghệ thuật tiêu biểu của vương quốc Chăm-pa cổ, được xây dựng từ thế kỷ VIII đến thế kỷ XIII. Ban đầu là trung tâm tín ngưỡng thờ Nữ thần Ponagar của người Chăm; từ thế kỷ XVII, nơi đây dần trở thành điểm thờ phụng Thiên Y A Na Thánh Mẫu của cộng đồng các dân tộc sống ở vùng đất Nam Trung Bộ.

    Năm 1979, Tháp Bà Ponagar được xếp hạng Di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia. Đến năm 2012, Lễ hội Tháp Bà được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây là niềm tự hào của người dân Khánh Hòa, đồng thời là biểu tượng cho sự giao lưu, hòa quyện văn hóa Việt - Chăm trong lịch sử.

    Chú thích ảnh

    Lễ hội tháp Bà được tổ chức trọng thể từ ngày 20 - 23 tháng Ba (Âm lịch) với nhiều hoạt động đặc sắc, hấp dẫn du khách. Ảnh: Đặng Tuấn/TTXVN

    Việc tổ chức hai chương trình định kỳ hằng tháng không chỉ giúp bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống mà còn đóng góp vai trò quan trọng trong chiến lược quảng bá du lịch của tỉnh Khánh Hòa. Qua đó, giới thiệu vẻ đẹp và chiều sâu văn hóa của Tháp Bà Ponagar đến du khách trong và ngoài nước.

    Hơn thế, hai chương trình còn khơi gợi niềm tự hào văn hóa, giúp cộng đồng địa phương nhận thức rõ hơn về giá trị của di sản. Những chương trình này không chỉ đơn thuần là hoạt động giải trí mà còn là cách thể hiện "cầu nối" giữa hiện tại và quá khứ, giữa con người và di sản, tạo nên một bức tranh văn hóa sống động và bền vững. Với sự kết hợp giữa bảo tồn di sản văn hóa và phát triển kinh tế bền vững, “Linh thiêng xứ Trầm” và “Trăng soi dáng tháp” mang đến những trải nghiệm độc đáo cho du khách, là minh chứng cho nỗ lực gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa của tỉnh Khánh Hòa.