-
Nét đẹp văn hóa trong trang phục của phụ nữ Hà Nhì
Cập Nhật:2024-12-25 16:32 Lượt Xem:61Hầu hết phụ nữ Hà Nhì đều biết thêu may trang phục. Ảnh: TTXVN phát
Với sự tài hoa trong nghệ thuật thêu, can, ghép vải trên trang phục, người Hà Nhì đã tạo ra nét độc đáo riêng cho trang phục truyền thống của dân tộc mình, góp phần tạo nên sự đa dạng, phong phú trong bản sắc văn hóa các dân tộc tỉnh Điện Biên.
Khi lúa trên đồng đã gặt xong, ngô trên nương đã thu hoạch hết, cũng là thời điểm người Hà Nhì bước vào mùa nông nhàn. Lúc này, phụ nữ Hà Nhì trau chuốt từng đường kim, mũi chỉ, chuẩn bị trang phục đẹp đón Tết. Họ sẽ chuẩn bị trang phục cho cả gia đình với mong muốn một năm mới nhiều may mắn. Để làm một bộ trang phục, người phụ nữ Hà Nhì phải mất từ 3 đến 4 tháng, bắt đầu từ việc chọn nguyên liệu, đến hoàn thiện. Tất cả đều được làm thủ công. Có lẽ vì vậy mà mỗi trang phục như một tác phẩm nghệ thuật độc đáo, thể hiện cá tính của người tạo ra nó.
Mỗi bộ trang phục Hà Nhì rất nhiều họa tiết đòi hỏi người thêu may phải rất tỉ mỉ. Ảnh: TTXVN phát
Bà Pờ Chinh Nọ, bản Tả Kố Khừ, xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé cho biết, phụ nữ Hà Nhì rất thuần thục công việc may vá. Trong quan niệm của người Hà Nhì, khi về nhà chồng, cô gái phải mang theo một lượng quần áo tùy vào điều kiện gia đình. Đây là những bộ quần áo đẹp nhất do chính tay cô dâu làm ra. Vì vậy, ngay từ khi còn nhỏ, những cô gái Hà Nhì đã thành thạo may vá. Những gia đình có đông chị em sẽ giúp nhau chuẩn bị may vá quần áo. Buổi tối ở mỗi bản làng Hà Nhì, bên ánh lửa bập bùng, những người phụ nữ lại tranh thủ may thêu quần áo.
Người Hà Nhì ở tỉnh Điện Biên thuộc nhóm Hà Nhì La Mí. Trang phục của người Hà Nhì La Mí là một trong những loại trang phục cầu kỳ của đồng bào các dân tộc thiểu số ở vùng cao tỉnh Điện Biên. Một bộ trang phục của người phụ nữ Hà Nhì đầy đủ gồm: áo, mũ, yếm, dây lưng. Trang phục người Hà Nhì không chỉ là lớp vải che thân mà còn là tác phẩm nghệ thuật thêu dệt qua bàn tay khéo léo của các bà, data pengeluaran 2023 các mẹ. Mỗi đường kim, demo tembak ikan slot mũi chỉ trên áo váy là một câu chuyện về cuộc sống, daftar slot dapat saldo tín ngưỡng và tình yêu thiên nhiên.
Các họa tiết được thêu may cùng với trang sức bạc được gắn trên áo của phụ nữ Hà Nhì. Ảnh: TTXVN phát
Trang phục phụ nữ Hà Nhì mang sắc thái văn hóa đặc trưng riêng được thể hiện qua sắc màu tươi tắn, injector spaceman bot nhiều gam vải màu sáng khác nhau trên nền vải chàm đen nhờ những hoa văn ghép vải và những vật trang trí bằng chỉ,INA777 BET vải màu, hạt cườm hay những vật trang trí khác bằng nhựa, kim loại trên áo, khăn, mũ. Trang trí hoa văn trên y phục phụ nữ Hà Nhì chủ yếu là gam màu đỏ tươi, sặc sỡ sắc màu nỗi bật.
Theo chị Pờ Mỳ Nụ, người dân tộc Hà Nhì ở xã Sín Thầu, Mường Nhé, trong y phục của người Hà Nhì La Mí thì áo là thứ mất nhiều công sức và thời gian để làm ra nhất. Áo của phụ nữ Hà Nhì có áo ngắn và áo dài. Phụ nữ Hà Nhì thường thêu ở cổ áo,slot studio sau lưng, bả vai, cổ tay áo, ngực áo và cả vạt áo. Cổ áo thêu chủ yếu bằng màu đỏ thêu vắt ngang; sau lưng thêu kép gấp hai lượt tạo hình răng lược, hình núi cao, thấp màu xanh, màu đỏ; phần bả vai và ống tay áo thêu bằng một đường, chỉ nhỏ. Gần gấu tay cũng thêu hình hoa văn giống hoa văn thêu ở bả vai. Đường viền của mép áo có thêu màu chỉ đỏ, xanh thành hình răng lược, núi cao, núi thấp, là khung cảnh bản làng người Hà Nhì sinh sống.
Áo của phụ nữ Hà Nhì là trang phục cần nhiều thời gian và công sức nhất để làm ra. Ảnh: TTXVN phát
Với sắc thái địa phương khá rõ nét, những bộ trang phục của phụ nữ Hà Nhì La Mí thể hiện qua màu sắc tươi tắn, những hình thêu nổi bật trên nền chàm đen, những vật trang trí đa dạng như: Chỉ màu, hạt cườm, hạt nhôm, đồng bạc... Không như y phục của các dân tộc khác, người Hà Nhì ở mỗi giai đoạn của cuộc đời lại có một bộ y phục riêng. Phụ nữ Hà Nhì thường có ít nhất ba bộ y phục, khi còn nhỏ những bộ quần áo thường có hoa văn rực rỡ hơn; đến tuổi cập kê, lấy chồng thì mặc áo với màu đỏ là chủ đạo; khi có tuổi hoặc về già thì mặc áo màu đen.
Năm 2023, Tri thức dân gian Nghệ thuật làm trang phục của người Hà Nhì ở các xã Sín Thầu, Leng Su Sìn, Sen Thượng, Chung Chải (huyện Mường Nhé) đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia. Qua đó, góp phần bảo tồn, phát huy giá trị tri thức dân gian đặc biệt này và gìn giữ giá trị lịch sử, văn hóa, nghệ thuật đặc sắc của dân tộc Hà Nhì nơi biên giới tỉnh Điện Biên.
Những họa tiết sặc sỡ trên mũ đội đầu của phụ nữ Hà Nhì. Ảnh: TTXVN phát
Bà Pờ Mỳ Lế, Bí thư Đảng ủy xã Sen Thượng cho biết, thời gian qua, ngành Văn hóa huyện cùng cấp ủy, chính quyền xã phối hợp với những người phụ nữ có kinh nghiệm thêu may trang phục dân tộc Hà Nhì đã tích cực truyền dạy nghề cho các thế hệ trẻ. Tất cả công đoạn để tạo nên một bộ trang phục dân tộc được các bà, các mẹ truyền dạy tỉ mỉ cho thế hệ trẻ nhằm bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc, giúp nghề truyền thống này không bị mai một.
Vào các dịp lễ hội, người ta mới cảm nhận được hết tình yêu và niềm tự hào về dân tộc mình của người Hà Nhì. Đồng bào luôn mặc những bộ quần áo đẹp, rực rỡ nhất mà họ đã dành nhiều thời gian để tạo nên. Đối với người Hà Nhì, những bộ trang phục dân tộc là hơi thở, cuộc sống và sự tự hào. Điều này đã giúp họ giữ gìn nét đẹp trang phục truyền thống trải qua nhiều thế hệ.
Phụ nữ Hà Nhì quây quần thêu may trang phục chuẩn bị đón Tết. Ảnh: TTXVN phát
Trang phục của phụ nữ Hà Nhì ở Điện Biên là bức tranh sinh động về nét đẹp văn hóa và tâm hồn của người dân nơi đây. Những bộ trang phục rực rỡ ấy không chỉ là niềm tự hào của người Hà Nhì mà còn là tài sản quý báu của nền văn hóa đa sắc màu trong cộng đồng dân tộc tỉnh Điện Biên.